Cấu trúc chương trình Windows bằng C++
Một chương trình Windows tối thiểu phải có một hàm tên là WinMain. Ngoài ra, hầu hết còn có một hàm call back gọi là WinProc để xử lý một số các sự kiện do hệ điều hành Windows gửi đến. DirectX hoạt động theo cơ chế “kéo” (polled) - nghĩa là chúng ta đi lấy dữ liệu thay vì chờ nhận dữ liệu gửi đến từ đâu đó. Chẳng hạn: khi làm việc với bàn phím, chúng ta sẽ phải liên tục gọi hàm để biết trạng thái phím nào đã bị thay đổi.
Tạo một project - Ví dụ Chương trình “Hello World”
Chúng ta sẽ làm quen với cấu trúc chương trình Windows đơn giản hiển thị một hộp thoại với dòng chữ Hello World. Chương trình này đã bỏ qua các bước khó chịu như tạo cửa sổ, menu, hàm WinProc… Tạo một Empty Project C++ và chạy đoạn code sau:
Hàm WinMain
Khai báo:
Ý nghĩa của các tham số:
- HINSTANCE hInstance: Tham số này định danh thể hiện của chương trình được nạp và thi hành trên bộ nhớ (vì một chương trình có thể được thực thi nhiều lần, cùng lúc). Kiến trúc của hệ điều hành Windows cho phép các thể hiện dùng chung mã chương trình trong bộ nhớ để tiết kiệm bộ nhớ - trong khi dữ liệu của các thể hiện được lưu trữ riêng lẻ. Tham số hInstance cho phép ta biết mình đang chạy ở thể hiện nào.
- HINSTANCE hPrevInstance: Tham số này cho biết định danh thể hiện vừa được gọi trước của chương trình. Tham số này thường dùng để đảm bảo chỉ có một thể hiện duy nhất của chương trình. Nếu là thể hiện đầu tiên thì hPrevInstance là NULL, ngược lại khác NULL. Điều này khá hợp với game vì chúng ta thường sẽ không muốn người chơi mở cùng lúc nhiều cửa sổ của cùng một game.
- LPSTR lpCmdLine: Chuỗi chứa các tham số dòng lệnh truyền cho chương trình. Tham số dòng lệnh thường dùng để thiết lập hoặc truyền thêm dữ liệu gì đó cho chương trình.
- int nShowCmd: Tham số này gợi ý cho chương trình nên tạo ra cửa sổ thế nào khi thực thi.
Giá trị trả về của hàm WinMain là một số nguyên thuộc kiểu int WINAPI. Giá trị trả về bằng 0 là có lỗi, khác 0 là mọi thứ đều bình thường.
Khung hàm WinMain đầy đủ
Trong đó:
- MSG msg: biến lưu thông điệp do Windows gửi đến chương trình. Biến này sẽ được hàm GetMessage ở sau đổ dữ liệu vào.
- Hàm InitInstance sẽ tạo cửa sổ chương trình nếu instance của chúng ta là instance đầu tiên, ngược lại nó sẽ thoát.
- Vòng lặp thông điệp chính: dùng để xử lý tất cả thông điệp của chương trình. Vòng lặp sẽ chạy mãi cho đến khi chúng ta nhận được thông điệp và thông điệp này làm cho hàm GetMessage trả về kết quả FALSE (thường là yêu cầu đóng ứng dụng).
- Hàm GetMessage: có nhiệm vụ lấy ra một thông điệp trong số những thông điệp Windows gửi đến chương trình trong hàng đợi thông điệp của ứng dụng. Cấu trúc hàm:
Ý nghĩa của các tham số:
- LPMSG lpMsg: Đây là con trỏ đến biến để lưu trữ dữ liệu của thông điệp mà chương trình sẽ nhận được từ Windows.
- HWND hWnd: Chứa định danh cửa sổ, cho biết sẽ lấy ra thông điệp của cửa sổ nào. Nếu truyền vào NULL, GetMessage sẽ trả về toàn bộ thông điệp gửi đến instance của chương trình.
- UNIT wMsgFilterMin, UNIT wMsgFilterMax: Giới hạn hàm GetMessage chỉ lấy ra thông điệp trong một phạm vi nhất định nào đó. Chúng ta sẽ không sử dụng 2 tham số này nên sẽ đặt cả 2 giá trị bằng 0.
- Hàm TranslateMessage: dùng để chuyển đổi thông điệp chứa mã phím ảo sang mã ký tự.
- Hàm DispatchMessage: trả thông điệp trở lại hệ thống thông điệp
Hai hàm này dùng để xử lý thông điệp trả ra bởi hàm GetMessage. Kết hợp hai hàm này sẽ giúp chương trình lấy ra và chuyển thông điệp đến từ hệ điều hành Windows cho hàm xử lý thông điệp WinProc. Vòng lặp thông điệp chỉ cần được viết ra một lần duy nhất và sẽ hầu như không cần sửa đổi về sau.
Tổng kết
Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về cấu trúc của một chương trình Windows…Các bạn hãy luyện tập code lại các ví dụ trong bài để nắm và hiểu rõ hơn về cách hoạt động của nó nhé, hơn thế các đoạn code này về sau sẽ sử dụng rất nhiều đến lúc đó các bạn chỉ cần coppy sử dụng lại thôi.😉 Hãy truy cập vào Series Make Game - TuiTuCode để học tiếp những bài thú vị khác nữa. Nếu có thắc mắc các bạn cứ bình luận bên dưới hoặc gửi thắc mắc về page TuiTuCode để các ad giải đáp. Pie~