Sigami
Sigami Hi~ Hiện tại mình đang học KTPM trường UIT, có đam mê xem phim, công nghệ và viết blog. Hi vọng những bài viết của mình giúp ích được cho các bạn

Tư vấn laptop cho dân IT

Tư vấn laptop cho dân IT

Mới bước vào con đường lập trình chắc hẳn ai cũng có 1 tá câu hỏi trong đầu như: “nên học ngôn ngữ nào?” hay “học trường IT nào?” hoặc “nên chọn laptop nào để học lập trình?”,..v.v Chúng ta có rất nhiều ngôn ngữ để tự do học, bất cứ trường nào bạn chọn bạn đều phải học hết mình vì đam mê IT vậy còn chọn laptop thì sao? “Chọn đại 1 cái để học cũng được.” là suy nghĩ hoàn toàn sai nhé vì nó là người yêu của mọi dân lập trình đấy :) Cùng TuiTuCode tìm hiểu cách chọn “người yêu” sao cho phù hợp nào!

Mọi người thường chọn như thế nào

Chắc hẳn khi bạn hỏi chọn laptop ra sao để học lập trình sẽ có nhiều câu trả lời quen thuộc “tránh dòng chip U”, “chọn RAM cao tí”, “chọn SSD đi”… Đa số mọi người đều đang nhắc đến cấu hình của laptop, đó là 1 trong những yếu tố cực quan trọng để chọn laptop nhưng nếu nó sở hữu 1 màn hình tệ hay trọng lượng khá nặng so với các bạn nữ thì sao? Tiền nong có phải là 1 vấn đề khác bạn cần quan tâm? Chúng ta sẽ xem xét toàn diện về những đặc điểm cần chú ý ở 1 laptop là như thế nào.

Những đặc điểm quan trọng của laptop

1. Cấu hình

Đặc điểm là mọi người đều bàn luận đầu tiên đó chính là cấu hình của máy, chọn máy có cấu hình thấp có thể “kill” bạn trong những lúc chạy deadline hoặc hay xảy ra các vấn đề khiến bạn tập trong fix nó hơn là fix bug.

1.1 CPU

Tốc độ xử lý càng nhanh càng tốt! Nên dùng bộ vi xử lý Core của Intel thế hệ thứ 2 trở lên (core i3, core i5,…thế hệ 2 có 4 số như i5-xxxxU) core i3 sẽ chỉ cho bạn lướt web, email các kiểu thôi còn để học lập trình bạn nên chọn core i5 trở lên, đa số hậu tố CPU hiện nay là U (vd: i5-3337U) do đây là con chip tiết kiệm điện, giá rẻ và đồng thời cũng cho hiệu năng thấp nên mình khuyên bạn (nếu có thể) thì nên chọn chip M trở lên và xung nhịp CPU từ 2.5Hz trở lên (bạn có thể dùng Turbo Boost để ép xung).

1.2 RAM

Khi bạn thực hiện đa tác vụ hoặc vừa mở Stack Overflow trên chrome vừa bật IDE nặng như Visual Studio thì thật là 1 màn tra tấn với thanh RAM -> khi bị tràn RAM thì mọi thứ đều đơ rất nguy hiểm nên hãy chọn RAM 8gb trở lên.

1.3 Ổ cứng

Ổ cứng cũng góp phần đẩy nhanh tốc độ của máy tính của bạn đấy, bạn nên chọn loại ổ cứng SSD thay vì HDD (mọi tác vụ sẽ được đẩy nhanh hơn nhiều), nếu bạn thấy dung lượng nó khá thấp có thể mua thêm ổ cứng HDD để lưu trữ hoặc dùng các loại lưu trữ đám mây (Google Drive, One Drive, Dropbox,..).

1.4 GPU

Trừ khi bạn lập trình đồ họa hoặc để chơi game, card đồ họa tích hợp (onboard) là đủ để bạn code rồi nha.

2. Màn hình

Thường các bạn không quá để ý phần này nhưng hãy nghĩ xem bạn code trên máy tính bằng cách nào? Có phải là tay bấm phím và mắt nhìn màn hình không? Một màn hình tốt theo mình phải đạt chất lượng HD+ trở lên (tốt nhất là FullHD) với tấm nền IPS (hiển thị đẹp). Một số màn hình laptop còn có thể lọc ánh sáng xanh (Blue Light Filter) rất tốt đối với mắt, kích thước màn hình vừa phải (14 inch hoặc 15.6 inch) tùy theo sở thích của bạn.

Lưu ý: một số màn hình còn có chức năng cảm ứng, theo trải nghiệm của mình thì chức năng này không cần thiết nên bạn có thể cân nhắc không chọn.

Đặc điểm khác

Ngoài những đặc điểm kể trên, chúng ta sẽ cùng điểm qua thêm 1 số đặc điểm phụ nhưng cũng góp phần không nhỏ để chọn 1 chiếc laptop.

  • Trọng lượng: Nếu bạn chọn phải 1 laptop có cấu hình khá cao thì thông thường trọng lượng của nó cũng khá nặng, vậy nên khi chọn xong hãy cân nhắc bạn có thể bỏ nó vào balo và đeo đi thoải mái nhé.
  • Bàn phím: Dòng Thinkpad của Lenovo có loại bàn phím bấm nảy rất tốt hay bàn phím cánh bướm của Macbook, tất cả là phụ thuộc vào trải nghiệm của bạn. Bạn có thể mua bàn phím ở ngoài để code sướng hơn.
  • Thương hiệu: chọn 1 thương hiệu không cần quá nổi tiếng nhưng hãy đảm bảo có chính sách bảo hành tốt cho bạn cũng như dễ thay thế sửa chữa phụ kiện khi bị hỏng.

OK Done phần thuộc về laptop, phần tiếp theo đó chính là ngân sách của bạn, ngân sách phù hợp để có máy tốt (chính hãng + nhập khẩu + hàng cũ) nằm từ khoảng 9 triệu trở lên, nếu ngân sách bạn nhỏ hơn nhưng đang cần gấp máy tính thì bạn có thể hi sinh trọng lượng để mua máy trạm.

Một số laptop cho bạn

Mình sẽ tổng hợp 1 số laptop phù hợp để các bạn có thể tham khảo

Tổng kết

Trên đây là một số cách chọn laptop theo quan điểm của mình, nó có thể đúng hoặc không đúng với từng cách suy nghĩ của các bạn nhưng mình mong nhờ đó mà bạn có thể chọn được laptop phù hợp nhất cho mình. Đừng quên theo dõi Tui Tự Code để cập nhật những bài viết hay về IT nhé :) Pie~